2023
2022
Năm thứ. 172, Tháng 12/2022
Năm thứ. 171, Tháng 12/2022
Năm thứ. 170, Tháng 12/2022
Năm thứ. 169, Tháng 12/2022
Năm thứ. 168, Tháng 12/2022
Năm thứ. 167, Tháng 12/2022
Năm thứ. 166, Tháng 12/2022
Năm thứ. 165, Tháng 12/2022
Năm thứ. 164, Tháng 12/2022
Năm thứ. 163, Tháng 12/2022
Năm thứ. 162, Tháng 12/2022
Năm thứ. 161, Tháng 12/2022
2021
Năm thứ. 151, Tháng 12/2021
Năm thứ. 156, Tháng 12/2021
Năm thứ. 153, Tháng 12/2021
Năm thứ. 159, Tháng 12/2021
Năm thứ. 157, Tháng 12/2021
Năm thứ. 152, Tháng 12/2021
Năm thứ. 149_150, Tháng 12/2021
Năm thứ. 155, Tháng 12/2021
Năm thứ. 158, Tháng 12/2021
Năm thứ. 154, Tháng 12/2021
Năm thứ. 160, Tháng 12/2021
2020
Năm thứ. 144, Tháng 12/2020
Năm thứ. 139, Tháng 12/2020
Năm thứ. 145, Tháng 12/2020
Năm thứ. 142, Tháng 12/2020
Năm thứ. 141, Tháng 12/2020
Năm thứ. 140, Tháng 12/2020
Năm thứ. 147, Tháng 12/2020
Năm thứ. 148, Tháng 12/2020
Năm thứ. 137_138, Tháng 12/2020
Năm thứ. 143, Tháng 12/2020
Năm thứ. 146, Tháng 12/2020
2019
Năm thứ. 136, Tháng 12/2019
Năm thứ. 134, Tháng 12/2019
Năm thứ. 132, Tháng 12/2019
Năm thứ. 133, Tháng 12/2019
Năm thứ. 128, Tháng 12/2019
Năm thứ. 130, Tháng 12/2019
Năm thứ. 131, Tháng 12/2019
Năm thứ. 135, Tháng 12/2019
Năm thứ. 129, Tháng 12/2019
Năm thứ. 125, Tháng 12/2019
Năm thứ. 127, Tháng 12/2019
Năm thứ. 126, Tháng 12/2019
2018
Năm thứ. 121, Tháng 12/2018
Năm thứ. 113, Tháng 12/2018
Năm thứ. 114, Tháng 12/2018
Năm thứ. 119, Tháng 12/2018
Năm thứ. 118, Tháng 12/2018
Năm thứ. 116, Tháng 12/2018
Năm thứ. 124, Tháng 12/2018
Năm thứ. 117, Tháng 12/2018
Năm thứ. 122, Tháng 12/2018
Năm thứ. 115, Tháng 12/2018
Năm thứ. 120, Tháng 12/2018
Năm thứ. 123, Tháng 12/2018
Mở rộng
|
Năm thứ. 123 , Tháng 12/2018 |
|
|
|
Mức độ phổ biến của rào cản phi thuế ở khu vực ASEAN hiện nay
(trang 1-1)
Lê Thị Việt Nga
Bản điện tử: | DOI:
Tóm tắt
Mức độ phổ biến của rào cản phi thuế có thể được xác định bằng phương pháp kiểm đếm hoặc phương pháp điều tra doanh nghiệp nhằm phản ánh mức độ bao phủ hay mức ảnh hưởng của các rào cản phi thuế tới hoạt động kinh doanh, đặc biệt hoạt động nhập khẩu, của các doanh nghiệp. Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), chỉ số mức độ phổ biến của rào cản phi thuế là một trong những chỉ tiêu được sử dụng để xác định chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của một quốc gia và được tính toán theo phương pháp điều tra doanh nghiệp. Bởi vậy, nghiên cứu về chỉ số mức độ phổ biến của các rào cản phi thuế và cải thiện chỉ số mức độ phổ biến của rào cản phi thuế là việc làm cần thiết đối với bất kỳ quốc gia nào trong bối cảnh cải thiện môi trường kinh doanh, cải thiện năng lực cạnh tranh toàn cầu nhằm thu hút đầu tư và phát triển kinh tế xã hội. Bằng phương pháp thống kê, mô tả, phân tích, bài viết nghiên cứu về các chỉ số mức độ phổ biến của rào cản phi thuế của các nước ASEAN, các hành động của ASEAN trong việc cải thiện chỉ số mức độ phổ biến của rào cản phi thuế, từ đó rút ra những hàm ý chính sách đối với Việt Nam.
Môi trường quản trị liên kết vùng giữa các địa phương vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: nghiên cứu trường hợp liên kết thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
(trang 1-1)
Nguyễn Hiệp
Bản điện tử: | DOI:
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhận diện và đo lường mức độ thuận lợi của bối cảnh quản trị liên kết vùng trong thu hút FDI tại Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung. Dựa trên nền tảng lý luận về quản trị liên kết trong khu vực công, nghiên cứu tiến hành khảo sát cảm nhận về bối cảnh quản trị liên kết của những người trực tiếp tham gia vào quá trình thu hút FDI của các địa phương trong Vùng. Kết quả phân tích bằng các công cụ thống kê cho thấy mức độ thuận lợi của các yếu tố trọng yếu còn chưa cao, đặc biệt là môi trường chính trị - hành chính. Nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác biệt trong cảm nhận về mức độ thuận lợi giữa các địa phương, giữa các cấp quản lý và giữa các cơ quan thuộc bộ máy chức năng. Dựa trên kết quả này, một số gợi ý cải thiện môi trường quản trị liên kết được đề xuất nhằm thúc đẩy liên kết trong tương lai.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với kinh tế tri trức
(trang 1-1)
Phạm Đình Long
Bản điện tử: | DOI:
Tóm tắt
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là kênh chuyển giao công nghệ quan trọng góp phần phát triển kinh tế tri thức. Nghiên cứu này tìm hiểu tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến kinh tế tri thức theo hai chiều hướng: chiều hướng tiếp nhận đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và hướng ngược lại là thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập trong các năm 2007-2009 từ 34 quốc gia được công bố chỉ số Kinh tế tri thức và các số liệu liên quan khác từ UNCTAD và Ngân hàng Thế giới. Phân tích hồi quy dữ liệu bảng cho thấy đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tác động ngược chiều đến Kinh tế tri thức, ngược lại đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có tác động cùng chiều đến Kinh tế tri thức.
Chất lượng nguồn nhân lực ngành đóng tàu - nghiên cứu từ các doanh nghiệp điển hình tại Hải Phòng
(trang 1-1)
Hoàng Thị Thúy Phương & Nguyễn Thái Sơn
Bản điện tử: | DOI:
Tóm tắt
Hải Phòng với hơn 125km chiều dài đường bờ biển được xác định là trung tâm đóng tàu khu vực phía Bắc, với các điển hình như đóng tàu Sông Cấm, Bạch Đằng, Phà Rừng, Nam Triệu…. Sau tái cơ cấu, các doanh nghiệp đóng tàu Hải Phòng đã có những chuyển biến đáng kể nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn và thách thức. Để tồn tại và phát triển được trong giai đoạn khó khăn hiện nay buộc các doanh nghiệp đóng tàu phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình. Trên cơ sở điều tra, khảo sát thu thập ý kiến từ 04 doanh nghiệp đóng tàu điển hình trên địa bàn Hải Phòng và các chuyên gia trong ngành, bài viết cho thấy việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện nay trong các doanh nghiệp đóng tàu Hải Phòng là vấn đề có tính cấp thiết, đảm bảo sự ổn định và bền vững của ngành đóng tàu. Từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, như đổi mới công tác lựa chọn, bố trí và sử dụng nhân lực có hiệu quả; cơ cấu nhân lực hợp lý, xây dựng cơ chế đãi ngộ phù hợp; xử lý hài hòa số nhân lực dôi dư và nâng cao thể lực cho người lao động…
Phát triển bền vững các khu công nghiệp Việt Nam: nghiên cứu điển hình tại tỉnh Thái Bình
(trang 1-1)
Vũ Thị Kim Anh
Bản điện tử: | DOI:
Tóm tắt
Phát triển bền vững các khu công nghiệp (KCN) là việc bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế ổn định, có hiệu quả ngày càng cao của KCN và phát triển hài hòa với các mặt xã hội và bảo vệ môi trường. Như vậy, phát triển bền vững các KCN phải được xem xét trên hai góc độ: tính bền vững, hiệu quả của KCN và tính tác động lan tỏa tích cực của KCN đến các hoạt động kinh tế - xã hội của các ngành, địa phương, khu vực có KCN hoạt động. Trên cơ sở lý luận về phát triển bền vững các KCN, bài viết sử dụng phương pháp thống kê, mô tả để phân tích thực trạng phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 2013-2017 dựa trên kết quả điều tra của 51 người lao động và 74 nhà quản lý tại các doanh nghiệp đang hoạt động trong các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Bình trên cơ sở thang đo Likert từ 1 đến 5 điểm (1: Rất không đồng ý đến 5: Rất đồng ý). Kết quả nghiên cứu cho thấy phát triển các KCN bền vững đã đảm bảo kinh tế gắn liền với ổn định đời sống và dân cư, từng bước công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn các KCN tỉnh Thái Bình.
|
|