|
Tác động của quan ngại thương mại trong các biện pháp kỹ thuật (TBT, SPS) đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
2023, Tạp chí khoa học thương mại
Mở rộng
Tóm tắt
Với sự tăng trưởng mạnh về cả số lượng và chất lượng, các biện pháp phi thuế quan, đặc biệt là các biện pháp kỹ thuật (TBT, SPS) đang đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và điều phối dòng thương mại toàn cầu. Bài viết tập trung vào việc lượng hóa tác động trực tiếp của các biện pháp kỹ thuật và vai trò điều phối của các quan ngại thương mại (STC) đối với các tác động này lên xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ thông qua mô hình trọng lực (gravity model) và mô hình phân tích tác động điều phối (moderator analysis). Kết quả cho thấy, trong khi các biện pháp TBT không có ảnh hưởng rõ rệt, các biện pháp SPS có tác động thúc đẩy thương mại thủy sản Việt Nam sang Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các quan ngại thương mại STC có tác động tiêu cực trực tiếp đến kim ngạch xuất khẩu, cũng như làm thuyên giảm tác động tích cực của các biện pháp SPS. Dựa trên kết quả nghiên cứu, bài viết đưa ra giải pháp cho doanh nghiệp và kiến nghị cho Nhà nước nhằm tăng cường khả năng thích ứng với các biện pháp kỹ thuật, từ đó thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Hoa Kỳ. Download
Hệ thống tiêu chí đánh giá chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam: lý luận và thực tiễn
, Tạp chí khoa học thương mại
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết nghiên cứu về hệ thống tiêu chí đánh giá chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam. Nguồn dữ liệu trong bài được thu thập từ các báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), Tổng cục Thống kê, Ngân hàng phát triển châu Á, UNCTAD… Ngoài ra, để có thêm thông tin bổ sung cho nghiên cứu, tác giả thu thập dữ liệu sơ cấp bằng cách thực hiện khảo sát hai nhóm đối tượng là đại diện cơ quan quản lý nhà nước (QLNN) và đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp FDI tại 05 tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng. Các câu hỏi khảo sát được thiết kế theo hướng tập trung đánh giá dựa vào 6 tiêu chí (tính hiệu lực của chính sách; tính hiệu quả của chính sách; tính đồng bộ, hệ thống và thống nhất của chính sách; tính minh bạch và ổn định của chính sách; tính khả thi của chính sách và tính hợp lý, phù hợp của chính sách). Trên cơ sở kết quả khảo sát nhận được, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách thu hút vốn FDI ở Việt Nam. Download
Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới việc làm các ngành của Việt Nam giai đoạn 2011-2020
, Tạp chí khoa học thương mại
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết này nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới việc làm các ngành của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính và định lượng với các kỹ thuật kiểm định như phân tích tương quan, phân tích hồi quy đa biến kết hợp diễn giải hệ số hồi quy cho các biến Log Transformed để kiểm định giả thuyết nghiên cứu. Nguồn dữ liệu lấy từ Niên giám thống kê giai đoạn từ 2011 đến 2020 với 170 quan sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy FDI lũykế và Tỷ lệ lao động được đào tạo có tác động ngược chiều tới việc làm; trong khi đó, Tổng sản phẩm hàng hóa, Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và Số doanh nghiệp đang hoạt động, có ảnh hưởng tích cực lên việc làm với mức ý nghĩa thống kê cao. Download |