Ảnh hưởng của chỉ số phức tạp kinh tế lên dấu chân sinh thái: nghiên cứu trường hợp của Việt Nam
Nguyễn Hưu Khôi & Phan Thị Liệu & Bùi Hoàng Ngọc
DOI:
Tóm tắt
Trong khi chỉ số dấu chân sinh thái được xem là tiền tố cho phát triển bền vững, thì chỉ số phức tạp kinh tế biểu hiện năng lực thích ứng của quốc gia trước sự thay đổi của những yếu tố nguồn lực (đặc biệt là sự thay đổi của khoa học kỹ thuật). Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khám phá tác động của chỉ số phức tạp kinh tế, tỷ lệ đô thị hóa và thu nhập bình quân đầu người đến dấu chân sinh thái ở Việt Nam, trong giai đoạn 1975-2016. Ứng dụng phương pháp hồi quy phân vị, kết quả thực nghiệm cung cấp bằng chứng là tăng trưởng kinh tế làm giảm dấu chân sinh thái. Trong khi đó tăng tỷ lệ đô thị hóa lại tiêu cực đến các hệ sinh thái tự nhiên. Điểm nổi bật của nghiên cứu này là phát hiện được chỉ số phức tạp kinh tế chỉ thực sự có lợi cho dấu chân sinh thái sau ngưỡng 67%. Do đó, nghiên cứu vừa đóng góp cho lý thuyết kinh tế vừa cung cấp bằng chứng thực nghiệm giúp các cơ quan quản lý có cơ sở trong việc ban hành những chính sách thúc đẩy sự phát triển đa dạng năng lực thích ứng quốc gia, giảm dần nhu cầu tiêu dùng sinh thái, góp phần đạt được mục tiêu phát triển bền vững cho Việt Nam.