|
Các nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên tại VNPT các tỉnh vùng Tây Nguyên
, Tạp chí khoa học thương mại
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết nghiên cứu những nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên tại VNPT các tỉnh vùng Tây Nguyên. Dựa trên các lý thuyết về động lực, mô hình các nhân tố tác động đến động lực của Kovach và một số nghiên cứu trước kết hợp với nghiên cứu định tính, nghiên cứu này đã đề xuất mô hình và thang đo các nhân tố tác động đến động lực của nhân viên VNPT các tỉnh Tây Nguyên. Dựa trên kết quả khảo sát dữ liệu từ một mẫu 280 phần tử, thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố, phân tích tương quan và hồi quy, kết quả của nghiên cứu đã xác định được 8 nhân tố và mức độ tác động của các nhân tố đến động lực làm việc của nhân viên, theo thứ tự lần lượt là: (1)Thu nhập và phúc lợi, (2) Sự hỗ trợ của lãnh đạo, (3) Điều kiện làm việc, (4) Chính sách khen thưởng và công nhận, (5) Chính sách phát triển và thăng tiến, (6) Yếu tố công việc, (7) Quan hệ với đồng nghiệp, (8) Văn hóa doanh nghiệp. Kết quả có được từ nghiên cứu là gợi ýquantrọngtrongviệcxâydựngcác giải pháp nhằm tăng cường động lực, tăng sự gắn kết và hiệu suất làm việc của nhân viên tại VNPT vùng Tây Nguyên. Download
Nghiên cứu sức khỏe tâm lý và hiệu quả công việc của nhân viên ngân hàng thương mại cổ phần trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19
, Tạp chí khoa học thương mại
Mở rộng
Tóm tắt
Download
Tác động của phong cách lãnh đạo đến kết quả thực hiện công việc của người lao động tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
, Tạp chí khoa học thương mại
Mở rộng
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác lập mô hình nghiên cứu và đo lường mức độ tác động của các yếu tố thuộc phong cách lãnh đạo đến kết quả thực hiện công việc của người lao động tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam, từ đó giúp cho các cấp lãnh đạo có những điều chỉnh phong cách lãnh đạo phù hợp, góp phần cải thiện kết quả thực hiện công việc của người lao động. Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn: nghiên cứu định tính (nghiên cứu tại bàn; phỏng vấn sâu) và nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát 623 người lao động tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó tập trung vào các doanh nghiệp tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Dữ liệu thu thập được tiến hành phân tích Cronbach’s Alpha, EFA, phân tích tương quan và hồi quy đa biến, T-Test và Anova. Thang đo phong cách lãnh đạo được điều chỉnh từ thang đo MLQ - 5X của Bass và Avolio (2004); thang đo kết quả thực hiện công việc của người lao động tại doanh nghiệp được điều chỉnh từ thang đo của Koopmans (2011). Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có 6 yếu tố thuộc phong cách lãnh đạo tác động dương và một yếu tố tác động âm đến kết quả thực hiện công việc của người lao động. Download
Các yếu tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số đối với khách hàng cá nhân: trường hợp tại Việt Nam
, Tạp chí khoa học thương mại
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu dựa trên lý thuyết mô hình chấp nhận công nghệ để giải thích các mối liên hệ của các yếu tố liên quan đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS, AMOS để phân tích khách hàng cá nhân đã và đang sử dịch vụ ngân hàng số. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phân tích thống kê, đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, CFA và mô hình cấu trúc tuyến tính SEM nhằm kiểm tra ý định sử dụng ngân hàng số của khách hàng cá nhận, trườmg hợp tại Việt Nam. Kết quả cho thấy, ý định sử dụng ngân hàng số của khách hàng cá nhân chủ yếu chịu ảnh hưởng của yếu tố nhận thức tính hữu ích và thái độ. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp một cái nhìn rõ hơn về các khía cạnh cơ bản của khách hàng cá nhân khi họ quyết định sử dụng hoặc từ chối ngân hàng số. Phát hiện của nghiên cứu này có thể giúp các nhà quản trị ngân hàng phát triển các chiến lược tốt các sản phẩm hay dịch vụ mới đối với khách hàng cá nhân tại thị trường Việt Nam. Download |