|
Mối liên hệ giữa quản trị nhân lực xanh, thái độ và hành vi thân thiện với môi trường của nhân viên khách sạn cao cấp sau dịch bệnh COVID-19
2023, Tạp chí khoa học thương mại
Mở rộng
Tóm tắt
Thúc đẩy hành vi thân thiện với môi trường trong ngành dịch vụ lưu trú được xem xét như một giải pháp quan trọng để giúp các cơ sở kinh doanh phát triển bền vững. Nghiên cứu này có mục đích đánh giá mối liên hệ giữa quản trị nhân lực xanh, thái độ và hành vi thân thiện với môi trường của nhân viên khách sạn tại Việt Nam. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc SEM từ dữ liệu được thu thập từ 262 nhân viên đã chứng minh khả năng nâng cao đáng kể thái độ và hành vi thân thiện với môi trường của quản trị nhân lực xanh. Trong khi đó, khoảng trống giữa thái độ và hành vi được phát hiện như một khám phá quan trọng của nghiên cứu. Thực trạng này được giải thích bởi tình trạng quá tải công việc do nhu cầu du lịch tăng cao của thị trường sau một thời gian dài thực hiện các hoạt động giãn cách xã hội. Những kết quả đạt được của nghiên cứu giúp làm gia tăng hiểu biết về vai trò của quản trị nhân lực xanh và hành vi thân thiện với môi trường của nhân viên, đồng thời giúp đề xuất một số hàm ý quản trị đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú trong bối cảnh sau dịch bệnh Covid-19. Download
Phát triển bền vững xuất khẩu nông sản Việt Nam - nghiên cứu điển hình mặt hàng cà phê
, Tạp chí khoa học thương mại
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết thực hiện nghiên cứu các cơ sở lý thuyết về phát triển bền vững xuất khẩu nông sản và đánh giá thực trạng phát triển bền vững xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Từ đó, bài viết cho thấy mặc dù cà phê đang là nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhưng xuất khẩu cà phê chưa có tính bền vững thể hiện trên các góc độ: tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cà phê/GDP giảm liên tục trong những năm qua; thị phần mặt hàng cà phê Việt Nam trên thế giới cũng giảm từ mức trên 10% xuống còn 7%; chỉ số RCA của mặt hàng cà phê Việt Nam cũng giảm mạnh trong những năm qua; diện tích trồng cà phê ở nước ta cũng biến động, không ổn định tùy thuộc vào giá cả cà phê xuất khẩu. Dựa những phát hiện trên, bài viết đã đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm phát triển bền vững xuất khẩu đối với mặt hàng cà phê giai đoạn tới 2030. Download
Phát triển du lịch và lạm phát có thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN?
, Tạp chí khoa học thương mại
Mở rộng
Tóm tắt
Phát triển du lịch và lạm phát được kỳ vọng có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, kết luận của các nghiên cứu trước vẫn không đồng nhất. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khám phá tác động của phát triển du lịch và lạm phát đến tăng trưởng kinh tế ở mười nước ASEAN trong giai đoạn 1995 - 2018. Kết quả ước lượng thu được từ phương pháp tự hồi quy phân phối trễ cho dữ liệu bảng cho thấy phát triển du lịch có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn. Cùng với đó, lạm phát có ảnh hưởng tích cực trong ngắn hạn, nhưng đảo chiều sang tiêu cực trong dài hạn. Trên cơ sở kết quả thực nghiệm, bài viết gợi mở một số hàm ý chính sách cho các nước ASEAN trong việc thúc đẩy phát triển du lịch bền vững và kiểm soát lạm phát có hiệu quả hơn. Download |