|
Mối liên hệ giữa quản trị nhân lực xanh, thái độ và hành vi thân thiện với môi trường của nhân viên khách sạn cao cấp sau dịch bệnh COVID-19
2023, Tạp chí khoa học thương mại
Mở rộng
Tóm tắt
Thúc đẩy hành vi thân thiện với môi trường trong ngành dịch vụ lưu trú được xem xét như một giải pháp quan trọng để giúp các cơ sở kinh doanh phát triển bền vững. Nghiên cứu này có mục đích đánh giá mối liên hệ giữa quản trị nhân lực xanh, thái độ và hành vi thân thiện với môi trường của nhân viên khách sạn tại Việt Nam. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc SEM từ dữ liệu được thu thập từ 262 nhân viên đã chứng minh khả năng nâng cao đáng kể thái độ và hành vi thân thiện với môi trường của quản trị nhân lực xanh. Trong khi đó, khoảng trống giữa thái độ và hành vi được phát hiện như một khám phá quan trọng của nghiên cứu. Thực trạng này được giải thích bởi tình trạng quá tải công việc do nhu cầu du lịch tăng cao của thị trường sau một thời gian dài thực hiện các hoạt động giãn cách xã hội. Những kết quả đạt được của nghiên cứu giúp làm gia tăng hiểu biết về vai trò của quản trị nhân lực xanh và hành vi thân thiện với môi trường của nhân viên, đồng thời giúp đề xuất một số hàm ý quản trị đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú trong bối cảnh sau dịch bệnh Covid-19. Download
Nghiên cứu sức khỏe tâm lý và hiệu quả công việc của nhân viên ngân hàng thương mại cổ phần trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19
, Tạp chí khoa học thương mại
Mở rộng
Tóm tắt
Download
Tác động của phong cách lãnh đạo đến kết quả thực hiện công việc của người lao động tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
, Tạp chí khoa học thương mại
Mở rộng
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác lập mô hình nghiên cứu và đo lường mức độ tác động của các yếu tố thuộc phong cách lãnh đạo đến kết quả thực hiện công việc của người lao động tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam, từ đó giúp cho các cấp lãnh đạo có những điều chỉnh phong cách lãnh đạo phù hợp, góp phần cải thiện kết quả thực hiện công việc của người lao động. Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn: nghiên cứu định tính (nghiên cứu tại bàn; phỏng vấn sâu) và nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát 623 người lao động tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó tập trung vào các doanh nghiệp tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Dữ liệu thu thập được tiến hành phân tích Cronbach’s Alpha, EFA, phân tích tương quan và hồi quy đa biến, T-Test và Anova. Thang đo phong cách lãnh đạo được điều chỉnh từ thang đo MLQ - 5X của Bass và Avolio (2004); thang đo kết quả thực hiện công việc của người lao động tại doanh nghiệp được điều chỉnh từ thang đo của Koopmans (2011). Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có 6 yếu tố thuộc phong cách lãnh đạo tác động dương và một yếu tố tác động âm đến kết quả thực hiện công việc của người lao động. Download
Ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến quyết định mua hàng đối với sản phẩm F&B tại thị trường Hà Nội
, Tạp chí khoa học thương mại
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm kiểm định về sự tác động của các hoạt động trách nhiệm xã hội (TNXH) tới quyết định mua hàng trong ngành F&B, thông qua yếu tố trung gian là niềm tin thương hiệu. Nghiên cứu định lượng được thực hiện với mẫu gồm 356 người tiêu dùng tại thị trường Hà Nội. Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 26.0 và AMOS 20.0 để kiểm định độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá, nhân tố khẳng định và mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Kết quả nghiên cứu cho thấy các hoạt động TNXH của doanh nghiệp tới người lao động, người tiêu dùng, môi trường và cộng đồng có tác động tích cực tới niềm tin thương hiệu, từ đó ảnh hưởng tới quyết định mua hàng. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đưa ra hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp F&B tại Việt Nam đối với hoạt động TNXH để gia tăng niềm tin và quyết định mua sắm của khách hàng. Download
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút khách du lịch quốc tế
, Tạp chí khoa học thương mại
Mở rộng
Tóm tắt
Lĩnh vực du lịch và lữ hành (Travel and Tourism - T&T) có đóng góp ngày càng quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Chỉ số Cạnh tranh du lịch và lữ hành (Travel and Tourism Competitiveness Index - TTCI) của Việt Nam liên tục được cải thiện kể từ khi chỉ số này được công bố lần đầu tiên năm 2007 bởi Diễn đàn Kinh tế thế giới (World Economic Forum - WEF). Tuy nhiên, khi so sánh các chỉ tiêu được đo lường trong TTCI cũng như lượng khách du lịch quốc tế đến cho thấy Việt Nam vẫn còn bị hạn chế ở nhiều chỉ tiêu so với một số quốc gia có điều kiện tương đồng trong khu vực. Nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để xem xét, đánh giá các chỉ tiêu được đo lường chỉ số TTCI của Việt Nam và một số quốc gia có lĩnh vực T&T phát triển trong khu vực Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan - IMST) để có cái nhìn tổng quát về thực trạng lĩnh vực T&T của Việt Nam trong tương quan so sánh với các quốc gia này. Kết quả nghiên cứu cho thấy Việt Nam có lợi thế ở các chỉ tiêu liên quan đến giá cả cạnh tranh, tài nguyên tự nhiên và văn hóa nhưng còn khá hạn chế ở các chỉ số liên quan đến phát triển du lịch bền vững, mức độ ưu tiên dành cho du lịch, cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch nói riêng khi so sánh với IMST. Trên cơ sở đó, một số khuyến nghị được đề xuất trên cơ sở các ưu điểm và hạn chế trong lĩnh vực T&T của Việt Nam dựa trên bốn trụ cột của chỉ số TTCI cũng như phù hợp với trạng thái bình thường mới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của lĩnh vực này cũng như đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong thời gian tới. Download |