2023
2022
Năm thứ. 172, Tháng 12/2022
Năm thứ. 171, Tháng 12/2022
Năm thứ. 170, Tháng 12/2022
Năm thứ. 169, Tháng 12/2022
Năm thứ. 168, Tháng 12/2022
Năm thứ. 167, Tháng 12/2022
Năm thứ. 166, Tháng 12/2022
Năm thứ. 165, Tháng 12/2022
Năm thứ. 164, Tháng 12/2022
Năm thứ. 163, Tháng 12/2022
Năm thứ. 162, Tháng 12/2022
Năm thứ. 161, Tháng 12/2022
2021
Năm thứ. 151, Tháng 12/2021
Năm thứ. 156, Tháng 12/2021
Năm thứ. 153, Tháng 12/2021
Năm thứ. 159, Tháng 12/2021
Năm thứ. 157, Tháng 12/2021
Năm thứ. 152, Tháng 12/2021
Năm thứ. 149_150, Tháng 12/2021
Năm thứ. 155, Tháng 12/2021
Năm thứ. 158, Tháng 12/2021
Năm thứ. 154, Tháng 12/2021
Năm thứ. 160, Tháng 12/2021
2020
Năm thứ. 144, Tháng 12/2020
Năm thứ. 139, Tháng 12/2020
Năm thứ. 145, Tháng 12/2020
Năm thứ. 142, Tháng 12/2020
Năm thứ. 141, Tháng 12/2020
Năm thứ. 140, Tháng 12/2020
Năm thứ. 147, Tháng 12/2020
Năm thứ. 148, Tháng 12/2020
Năm thứ. 137_138, Tháng 12/2020
Năm thứ. 143, Tháng 12/2020
Năm thứ. 146, Tháng 12/2020
2019
Năm thứ. 136, Tháng 12/2019
Năm thứ. 134, Tháng 12/2019
Năm thứ. 132, Tháng 12/2019
Năm thứ. 133, Tháng 12/2019
Năm thứ. 128, Tháng 12/2019
Năm thứ. 130, Tháng 12/2019
Năm thứ. 131, Tháng 12/2019
Năm thứ. 135, Tháng 12/2019
Năm thứ. 129, Tháng 12/2019
Năm thứ. 125, Tháng 12/2019
Năm thứ. 127, Tháng 12/2019
Năm thứ. 126, Tháng 12/2019
2018
Năm thứ. 121, Tháng 12/2018
Năm thứ. 113, Tháng 12/2018
Năm thứ. 114, Tháng 12/2018
Năm thứ. 119, Tháng 12/2018
Năm thứ. 118, Tháng 12/2018
Năm thứ. 116, Tháng 12/2018
Năm thứ. 124, Tháng 12/2018
Năm thứ. 117, Tháng 12/2018
Năm thứ. 122, Tháng 12/2018
Năm thứ. 115, Tháng 12/2018
Năm thứ. 120, Tháng 12/2018
Năm thứ. 123, Tháng 12/2018
Mở rộng
|
Năm thứ. 136 , Tháng 12/2019 |
|
|
|
Các yếu tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn của các doanh nghiệp ngành sản xuất thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
(trang 1-1)
Trần Đức Thắng
Bản điện tử: | DOI:
Tóm tắt
Cơ cấu vốn là yếu tố quyết định tới giá trị của doanh nghiệp. Vì vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tới cơ cấu vốn sẽ là cơ sở để các nhà quản trị quyết định lựa chọn cơ cấu vốn cho doanh nghiệp. Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tới cơ cấu vốn của các doanh nghiệp ngành sản xuất thực phẩm tại Việt Nam. Nghiên cứu đã chỉ ra cơ cấu vốn của các doanh nghiệp ngành sản xuất thực phẩm Việt Nam tuân theo lý thuyết trật tự phân hạng, theo đó, có 5 yếu tố có ảnh hưởng rõ rệt đến cơ cấu vốn là hiệu quả kinh doanh, tuổi doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu tài sản.
Hỗ trợ tài chính để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: kinh nghiệm từ Hàn Quốc
(trang 1-1)
Cao Đinh Kiên & Nguyễn Thúy Anh & Đào Thị Thu Giang
Bản điện tử: | DOI:
Tóm tắt
Sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò sống còn đối với nền kinh tế Hàn Quốc. Tuy nhiên, vấn đề huy động vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa này luôn là vấn đề trăn trở của các doanh nghiệp này cũng như của các nhà quản lý vĩ mô. Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện khá nhiều biện pháp hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận các nguồn vốn, từ vốn vay đến vốn chủ sở hữu. Các biện pháp này cho dù vẫn có một số hạn chế nhưng quan trọng hơn đã tạo ra bước đệm lớn để các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc phát triển. Từ những kinh nghiệm này, bài viết đã rút các bài học mà các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như các doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi nhằm giải quyết vấn đề vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Hành vi tiêu dùng bền vững trong lĩnh vực ăn uống của giới trẻ: nghiên cứu so sánh các nhóm sinh viên trên địa bàn Hà Nội
(trang 1-1)
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh & Nguyễn Thị Ngọc Lan & Phạm Tuấn Anh
Bản điện tử: | DOI:
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm đo lường hành vi tiêu dùng bền vững của nhóm sinh viên, sau đó khám phá có hay không sự khác biệt trong lựa chọn hành vi tiêu dùng bền vững giữa các nhóm sinh viên đang theo học tại các trường đại học tại Hà Nội, được phân theo các biến kiểm soát bao gồm giới tính, năm học vấn, tôn giáo, tình trạng quan hệ, tình trạng cư trú, chi tiêu trung bình. Thông qua phân tích dữ liệu thu thập được từ 791 sinh viên từ những hành vi thường ngày trong tiêu dùng cho mục đích ăn uống, kết quả nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng về sự khác biệt trong tiêu dùng bền vững cho mục đích ăn uống của các nhóm sinh viên phân theo giới tính, năm học, tôn giáo, tình trạng cư trú và mức chi tiêu trung bình, nhưng có sự khác biệt về lựa chọn tiêu dùng bền vững giữa các nhóm sinh viên phân theo tình trạng quan hệ gồm: (i) độc thân, (ii) có người yêu và (iii) đã kết hôn trong đó, nhóm sinh viên có người yêu có mức độ lựa chọn tiêu dùng bền vững trong ăn uống cao hơn so với các sinh viên còn độc thân, chưa có người yêu.
Predicting Business Failure: An Application of Altman’s Z-Score Model to Publicity Traded Bulagarian Companies
(trang 1-1)
Marcellin Yovogan
Bản điện tử: | DOI:
Tóm tắt
Có thể dự đoán nguy cơ và khó khăn tài chính của doanh nghiệp luôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các chuyên gia tài chính, nhà quản trị và chủ sở hữu doanh nghiệp. Đã có nhiều nghiên cứu về dự đoán nguy cơ phá sản. Trong số đó, mô hình Z-score (mô hình điểm Z) của Altman được sử dụng rộng rãi trong đánh giá nguy cơ mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp và cũng là một chỉ số cơ sở để đo lường rủi ro đó.
Mục tiêu của nghiên cứu này là ứng dụng mô hình của Altman đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Bulgarie. Các công ty được lựa chọn đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau (sản xuất, phi sản xuất), theo đường hướng mà mô hình đề xuất.
Kết quả cho thấy cho dù hoạt động trong lĩnh vực nào thì mô hình này cũng giúp phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp và có thể được sử dụng để dự đoán rủi ro suy giảm năng lực tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do các dữ liệu kế toán vẫn được sử dụng nên vẫn cần xem xét chất lượng thông tin, chính sách và tiêu chuẩn kế toán được áp dụng.
Hoàn thiện chính sách đối với hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
(trang 1-1)
Nguyễn Tuấn Anh & Nguyễn Thị Phương Liên
Bản điện tử: | DOI:
Tóm tắt
Quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã được nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý,... bình luận, phân tích, đánh giá. Tại Việt Nam, mặc dù các văn bản pháp lý (Thông tư 66/2010/TT-BTC, Nghị định 20/2017/NĐ-CP, Thông tư 41/2017/TT-BTC)đã được ban hành, tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động chuyển giá, nhưng kết quả đạt được còn khiêm tốn. Làm thế nào để ngăn chặn, đẩy lùi hành vi chuyển giá? Đây là câu hỏi không dễ dàng có lời giải đáp thỏa đáng ngay cả những nước có lịch sử phát triển kinh tế quốc tế lâu đời do các hành vi chuyển giá của doanh nghiệp FDI ngày càng tinh vi, phức tạp nên rất khó phát hiện.
Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến quản lý nhà nước về chuyển giá của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam từ các nguồn thông tin thứ cấp và tổng hợp kết quả khảo sát từ các cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra tại Cục thuế TP Hà Nội, một số chi cục thuế quận, huyện, thị xã và các doanh nghiệp FDI (là công ty con của công ty đa quốc gia) trên địa bàn TP Hà Nội, nhóm tác giả bài viết đã phân tích một số thay đổi trong chính sách, tìm ra những bất cập, vướng mắc - những vấn đề đặt ra trong quá trình triển khai thực thi pháp luật, từ đó đề xuất một vài định hướng nội dung và giải pháp hoàn thiện chính sách nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này thời gian tới.
Ảnh hưởng của việc mua bảo hiểm y tế và ô nhiễm không khí lên chỉ tiêu y tế ở Việt Nam
(trang 1-1)
Nguyễn Thị Tuyết & Nguyễn Thị Phương
Bản điện tử: | DOI:
Tóm tắt
Nghiên cứu xem xét mức chi tiêu y tế tại Việt Nam từ năm 2010 đếnnăm 2016 đồng thời đánh giá ảnh hưởng của việc mua bảo hiểm y tế và ô nhiễm môi trường lên cầu y tế của các cá nhân trong mẫu điều tra. Kết quả trước tiên chỉ ra chi phí y tế trung bình của các cá nhân tăng từ 1,36 triệu đồng năm 2010 lên 2,76 triệu đồng năm 2016. Mức chi tiêu y tế của các hộ gia đình trong giai đoạn nghiên cứu chiếm khoảng 3-4% tổng thu nhập của các hộ. Thứ hai, nghiên cứu tìm thấy rằng việcmua bảo hiểm y tế làm gia tăng chi tiêu y tế của người mua. Thứ ba, ô nhiễm không khí tác động nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng và gây áp lực chi phí y tế hiện nay.
Chất lượng dịch vụ khách hàng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam trên địa bàn Hà Nội
(trang 1-1)
Nguyễn Thị Hương Giang & Lưu Thị Minh Ngọc
Bản điện tử: | DOI:
Tóm tắt
Bài báo này tập trung nghiên cứu về chất lượng dịch vụ khách hàng tại ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam (Techcombank) trên địa bàn Hà Nội. Mô hình chất lượng dịch vụ của Grönroos (1984) được sử dụng làm căn cứ hình thành mô hình nghiên cứu về chất lượng dịch vụ của Techcombank. Kết quả nghiên cứu 580 khách hàng tại 29 điểm giao dịch bao gồm 11 siêu chi nhánh và 18 chi nhánh chức năng trên địa bàn Hà Nộicho thấy chất lượng dịch vụ của Techcombank chi nhánh Hà Nội được đánh giá rất tốt. Trong đó, chất lượng chức năng (con người) được đánh giá cao nhất là 77%, tiếp đến là chất lượng kỹ thuật (quy trình) là 75%, hình ảnh doanh nghiệp là 69%. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra nhiều điểm hạn chế còn tồn tại đòi hỏi ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam cần nghiên cứu và khắc phục.
|
|