2023
2022
Năm thứ. 172, Tháng 12/2022
Năm thứ. 171, Tháng 12/2022
Năm thứ. 170, Tháng 12/2022
Năm thứ. 169, Tháng 12/2022
Năm thứ. 168, Tháng 12/2022
Năm thứ. 167, Tháng 12/2022
Năm thứ. 166, Tháng 12/2022
Năm thứ. 165, Tháng 12/2022
Năm thứ. 164, Tháng 12/2022
Năm thứ. 163, Tháng 12/2022
Năm thứ. 162, Tháng 12/2022
Năm thứ. 161, Tháng 12/2022
2021
Năm thứ. 151, Tháng 12/2021
Năm thứ. 156, Tháng 12/2021
Năm thứ. 153, Tháng 12/2021
Năm thứ. 159, Tháng 12/2021
Năm thứ. 157, Tháng 12/2021
Năm thứ. 152, Tháng 12/2021
Năm thứ. 149_150, Tháng 12/2021
Năm thứ. 155, Tháng 12/2021
Năm thứ. 158, Tháng 12/2021
Năm thứ. 154, Tháng 12/2021
Năm thứ. 160, Tháng 12/2021
2020
Năm thứ. 144, Tháng 12/2020
Năm thứ. 139, Tháng 12/2020
Năm thứ. 145, Tháng 12/2020
Năm thứ. 142, Tháng 12/2020
Năm thứ. 141, Tháng 12/2020
Năm thứ. 140, Tháng 12/2020
Năm thứ. 147, Tháng 12/2020
Năm thứ. 148, Tháng 12/2020
Năm thứ. 137_138, Tháng 12/2020
Năm thứ. 143, Tháng 12/2020
Năm thứ. 146, Tháng 12/2020
2019
Năm thứ. 136, Tháng 12/2019
Năm thứ. 134, Tháng 12/2019
Năm thứ. 132, Tháng 12/2019
Năm thứ. 133, Tháng 12/2019
Năm thứ. 128, Tháng 12/2019
Năm thứ. 130, Tháng 12/2019
Năm thứ. 131, Tháng 12/2019
Năm thứ. 135, Tháng 12/2019
Năm thứ. 129, Tháng 12/2019
Năm thứ. 125, Tháng 12/2019
Năm thứ. 127, Tháng 12/2019
Năm thứ. 126, Tháng 12/2019
2018
Năm thứ. 121, Tháng 12/2018
Năm thứ. 113, Tháng 12/2018
Năm thứ. 114, Tháng 12/2018
Năm thứ. 119, Tháng 12/2018
Năm thứ. 118, Tháng 12/2018
Năm thứ. 116, Tháng 12/2018
Năm thứ. 124, Tháng 12/2018
Năm thứ. 117, Tháng 12/2018
Năm thứ. 122, Tháng 12/2018
Năm thứ. 115, Tháng 12/2018
Năm thứ. 120, Tháng 12/2018
Năm thứ. 123, Tháng 12/2018
Mở rộng
|
Năm thứ. 160 , Tháng 12/2021 |
|
|
|
Mức độ tuân thủ công bố thông tin trong báo cáo tài chính giữa niên độ của các công ty đại chúng chưa niêm yết ở Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng
(trang 1-1)
Phan Thị Vũ Mỵ & Nguyễn Hữu Cường
Bản điện tử: | DOI:
Tóm tắt
Bài viết đánh giá mức độ và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin (CBTT) bắt buộc trong báo cáo tài chính (BCTC) giữa niên độ của các công ty đại chúng chưa niêm yết (CTĐCCNY) ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ CBTT trong CBTC giữa niên độ của các công ty này ở mức thấp. Kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận được ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp (DN), mức độ sinh lời, đòn bẩy tài chính và chủ thể kiểm toán đến mức độ CBTT này. Từ đó, bài viết đề xuất một sốkiến nghị nhằm cải thiệnmức độ công bố thông tin này. Kết quả nghiên cứu này góp phần giúp các cơ quan quản lýrà soát vàhoàn thiện các quy định về CBTT trong BCTC giữa niên độ nhằm thúc đẩy sự minh bạch của của thị trường chứng khoán (TTCK).
Tác động của đô la hóa đến tăng trưởng kinh tế: bằng chứng tại các quốc gia ASEAN
(trang 1-1)
Hồ Thị Lam
Bản điện tử: | DOI:
Tóm tắt
Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá tác động của đô la hóa đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia ASEAN. Sử dụng dữ liệu trong giai đoạn 2002 - 2019, với cách tiếp cận dữ liệu bảng động bằng phương pháp moment tổng quát hệ thống (System GMM), kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng, đô la hóa hạn chế tăng trưởng kinh tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng trưởng dân số, chi tiêu của Chính phủ và chất lượng thể chế cũng là nhân tố góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ngược lại kinh tế ngầm có tác động tiêu cực đến tăng trưởng ở các quốc gia ASEAN. Từ những phát hiện của nghiên cứu, tôi đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hạn chế tình trạng đô la hóa tại các quốc gia nghiên cứu.
Tác động của chi phí trách nhiệm xã hội tới hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam
(trang 1-1)
Nguyễn Thị Ngọc Lan
Bản điện tử: | DOI:
Tóm tắt
Bài viết này nghiên cứu định lượng ảnh hưởng của các loại chi phí trách nhiệm xã hội tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp thông qua khảo sát điều tra bảng hỏi đối với 296 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chướng khoán Việt Nam. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy chi phí trách nhiệm đối với cộng đồng và nhân sự nội bộ của doanh nghiệp có tác động đáng kể tích cực đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp; trong khi chi phí trách nhiệm đối với khách hàng lại không tác động đáng kể đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, bài viết đi sâu phân tích đánh giá thực trạng chi phí TNXH và đưa ra một số giải pháp đối với doanh nghiệp cũng như nhà nước và các cơ quan hữu quan nhằm thúc đẩy hoạt động TNXH, hướng đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và cộng đồng nước nhà.
Động cơ nào ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng Việt Nam
(trang 1-1)
Nguyễn Văn Anh & Bùi Thị Hoàng Lan
Bản điện tử: | DOI:
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá các động cơ ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng Việt Nam. Thông qua dữ liệu thu thập được từ người tiêu dùng, nhóm tác giả đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng thực phẩm hữu cơ bao gồm: Sức khỏe, Niềm tin, Sự hấp dẫn và Bảo vệ môi trường. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng các yếu tố thuộc khung lý thuyết Hành vi dự định (TPB) như Thái độ, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi đều có tác động đến ý định mua thực phẩm hữu cơ. Dựa trên kết quả này, các hàm ý quản trị đã được thảo luận nhằm gia tăng ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng Việt Nam.
Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn các sản phẩm ống hút thân thiện với môi trường của người tiêu dùng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
(trang 1-1)
Đồng Ngọc Trà My & Phạm Hùng Cường
Bản điện tử: | DOI:
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu nhằm xác định, kiểm định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lựa chọn các sản phẩm ống hút thân thiện với môi trường của người tiêu dùng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Quyết định lựa chọn các sản phẩm ống hút thân thiện với môi trường của người tiêu dùng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh chịu tác động bởi 3 nhân tố, bao gồm: (1) Ảnh hưởng của marketing; (2) Mật độ phân phối; (3) Ý thức trách nhiệm. Trong đó, Ý thức trách nhiệm là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất tới Quyết định lựa chọn các sản phẩm ống hút thân thiện với môi trường của người tiêu dùng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Trên cơ sở nghiên cứu, nhóm tác giả đưa ra một số đề xuất đối với Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng nhằm thúc đẩy hơn nữa việc lựa chọn các sản phẩm ống hút thân thiện với môi trường của người tiêu dùng.
Những yếu tố của thương hiệu trường đại học và sự ảnh hưởng tới bản sắc nhà trường: Nghiên cứu trường hợp Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-SIS)
(trang 1-1)
Nguyễn Thị Thu Hương & Nguyễn Thu Hương
Bản điện tử: | DOI:
Tóm tắt
Bài báo trước tiên tập trung vào lý thuyết về bản sắc xã hội và một số lý thuyết mở rộng có liên quan, từ đó xác lập được hướng tiếp cận nghiên cứu về bản sắc trường đại học cùng với mô hình nghiên cứu với 03 yếu tố tiền đề của thương hiệu nhà trường gồm Nhân cách, Tri thức và Uy tín là các biến độc lập có tác động tích cực tới Bản sắc nhà trường. Khảo sát và phân tích dữ liệu thu thập từ 111 người là cán bộ, giảng viên, nhân viên, sinh viên của Khoa Các khoa học liên ngành (VNU-SIS) đã khẳng định, cả 03 yếu tố này đều là tiền đề định hình cho bản sắc của Khoa. Tuy nhiên, chỉ có 02 yếu tố Nhân cách và Tri thức trong thương hiệu là có tác động có ý nghĩa thống kê tới Bản sắc của Khoa. Thêm vào đó, các thang đo cũng có nhiều sự thay đổi so với mô hình gốc theo chiều hội tụ vào yếu tố Tri thức thương hiệu với 05 biến quan sát là mục tiêu, khác biệt, lợi ích, giá trị, thực tế. Trong khi các yếu tố còn lại đều chỉ có 02 thang đo, như Cảm nhận thương hiệu (đo bằng sự ấm áp, sự thân thiện); Uy tín thương hiệu (đo bằng bề dạy lịch sử, uy tín của học viên); và biến phụ thuộc Bản sắc cũng chỉ được đo bằng 02 biến quan sát là đặc tính riêng và tạo phong cách. Nghiên cứu cũng khẳng định rằng, cảm nhận về bản sắc VNU-SIS của 89 sinh viên không có sự khác biệt với 22 cán bộ, giảng viên, nhân viên của Khoa đã tham gia trả lời phiếu hỏi.
Tác động của khủng hoảng dịch bệnh Covid-19 và chính sách hỗ trợ của chính phủ đến hiệu quả doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
(trang 1-1)
Nguyễn Thùy Dương
Bản điện tử: | DOI:
Tóm tắt
Bài viết nghiên cứu thực trạng tác động của khủng hoảng dịch bệnh Covid-19 và các giải pháp chính sách hỗ trợ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI. Kết quả nghiên cứu cho thấy khủng hoảng dịch bệnh Covid-19 đã tác động tiêu cực trực tiếp đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp FDI; nhưng lại tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh nội bộ và không có tác động đáng kể đến khả năng tiếp cận chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp này. Đồng thời, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ thời gian qua đã tác động tích cực đến kết quả kinh doanh, đến khả năng kết nối chuỗi cung ứng; nhưng không có tác động đáng kể đến hoạt động sản xuất kinh doanh nội bộ của các doanh nghiệp FDI. Từ đó, nghiên cứu để xuất giải pháp tới các doanh nghiệp FDI và Nhà nước nhằm giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp FDI trong bối cảnh khủng hoảng dịch bệnh hiện nay.
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia vào nền kinh tế chia sẻ của người tiêu dùng Việt Nam thông qua nền tảng Airbnb
(trang 1-1)
Trương Bảo Quỳnh Trâm & Nguyễn Thị Phương Thảo
Bản điện tử: | DOI:
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia vào nền kinh tế chia sẻ của người tiêu dùng ở Việt Nam thông qua mô hình kinh doanh chia sẻ phòng lưu trú Airbnb. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết được kiểm định bằng kỹ thuật SEM với bộ dữ liệu được thu thập thông qua bảng hỏi với 280 đáp viên. Kết quả phân tích cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng mạnh nhất là chất lượng hệ thống sau đó đến danh tiếng và sự quen thuộc, từ đó niềm tin tác động mạnh mẽ nhất đến ý định tham gia vào nền kinh tế chia sẻ của người tiêu dùng. Thêm vào đó, niềm tin của người tiêu dùng tăng lên sẽ làm giảm rủi ro mà người tiêu dùng cảm nhận được. Ngoài ra, lợi ích cảm nhận và rủi ro cảm nhận là những nhân tố quan trọng tác động đến ý định tham gia vào nền kinh tế chia sẻ. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị góp phần nâng cao ý định tham gia vào nền kinh tế chia sẻ của người tiêu dùng tại Việt Nam.
Mối quan hệ giữa sản xuất tinh gọn, quản lý chất lượng và hiệu suất kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh
(trang 1-1)
Nguyễn Văn Ít
Bản điện tử: | DOI:
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu kiểm định mối quan hệ giữa sản xuất tinh gọn (SXTG, quản lý chất lượng (QLCL) và hiệu suất kinh doanh (HSKD). Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 379 lãnh đạo, quản lý và nhân viên đang làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất (DNSX) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM). Kết quả phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM) cho thấy SXTG có tác động dương mạnh nhất đến QLCL, kế đến QLCL tác động dương mạnh thứ hai đến HSKD và cuối cùng SXTG tác động dương thấp nhất đến HSKD. Từ kết quả nghiên cứu, một số hàm ý được đề xuất nhằm giúp nhà quản trị của các DNSX cải thiện SXTG, QLCL, từ đó, góp phần làm tăng HSKD.
Nhân tố tác động đến công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng niêm yết ở Việt Nam
(trang 1-1)
Lê Thị Nhung
Bản điện tử: | DOI:
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm tìm ra các nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng niêm yết ở Việt Nam. Nghiên cứu thực hiện trên mẫu gồm 182 quan sát với số liệu tài chính và phi tài chính thu thập từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên và báo cáo phát triển bền vững của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng ở Việt Nam có cổ phiếu niêm yết trên hai Sở giao dịch chứng khoán trong giai đoạn 2014 - 2020. Thông qua việc áp dụng phương pháp ước lượng dữ liệu bảng tĩnh, kết hợp với kiểm định, lựa chọn mô hình, khắc phục khuyết tật của mô hình. Nghiên cứu chỉ ra rằng, các doanh nghiệp có quy mô càng lớn, khả năng sinh lời càng cao, sử dụng nhiều nợ vay, tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị độc lập và tỷ lệ sở hữu nước ngoài lớn và sử dụng dịch vụ kiểm toán Big4 thì mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội càng cao. Kết quả bài viết cơ bản nhất quán với lý thuyết các bên liên quan, lý thuyết đại diện, lý thuyết thông tin bất cân xứng và lý thuyết hợp pháp. Nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện mức độ minh bạch thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trong mẫu khảo sát.
|
|