2023
2022
Năm thứ. 172, Tháng 12/2022
Năm thứ. 171, Tháng 12/2022
Năm thứ. 170, Tháng 12/2022
Năm thứ. 169, Tháng 12/2022
Năm thứ. 168, Tháng 12/2022
Năm thứ. 167, Tháng 12/2022
Năm thứ. 166, Tháng 12/2022
Năm thứ. 165, Tháng 12/2022
Năm thứ. 164, Tháng 12/2022
Năm thứ. 163, Tháng 12/2022
Năm thứ. 162, Tháng 12/2022
Năm thứ. 161, Tháng 12/2022
2021
Năm thứ. 151, Tháng 12/2021
Năm thứ. 156, Tháng 12/2021
Năm thứ. 153, Tháng 12/2021
Năm thứ. 159, Tháng 12/2021
Năm thứ. 157, Tháng 12/2021
Năm thứ. 152, Tháng 12/2021
Năm thứ. 149_150, Tháng 12/2021
Năm thứ. 155, Tháng 12/2021
Năm thứ. 158, Tháng 12/2021
Năm thứ. 154, Tháng 12/2021
Năm thứ. 160, Tháng 12/2021
2020
Năm thứ. 144, Tháng 12/2020
Năm thứ. 139, Tháng 12/2020
Năm thứ. 145, Tháng 12/2020
Năm thứ. 142, Tháng 12/2020
Năm thứ. 141, Tháng 12/2020
Năm thứ. 140, Tháng 12/2020
Năm thứ. 147, Tháng 12/2020
Năm thứ. 148, Tháng 12/2020
Năm thứ. 137_138, Tháng 12/2020
Năm thứ. 143, Tháng 12/2020
Năm thứ. 146, Tháng 12/2020
2019
Năm thứ. 136, Tháng 12/2019
Năm thứ. 134, Tháng 12/2019
Năm thứ. 132, Tháng 12/2019
Năm thứ. 133, Tháng 12/2019
Năm thứ. 128, Tháng 12/2019
Năm thứ. 130, Tháng 12/2019
Năm thứ. 131, Tháng 12/2019
Năm thứ. 135, Tháng 12/2019
Năm thứ. 129, Tháng 12/2019
Năm thứ. 125, Tháng 12/2019
Năm thứ. 127, Tháng 12/2019
Năm thứ. 126, Tháng 12/2019
2018
Năm thứ. 121, Tháng 12/2018
Năm thứ. 113, Tháng 12/2018
Năm thứ. 114, Tháng 12/2018
Năm thứ. 119, Tháng 12/2018
Năm thứ. 118, Tháng 12/2018
Năm thứ. 116, Tháng 12/2018
Năm thứ. 124, Tháng 12/2018
Năm thứ. 117, Tháng 12/2018
Năm thứ. 122, Tháng 12/2018
Năm thứ. 115, Tháng 12/2018
Năm thứ. 120, Tháng 12/2018
Năm thứ. 123, Tháng 12/2018
Mở rộng
|
Năm thứ. 164 , Tháng 12/2022 |
|
|
|
Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh tại các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước Việt Nam.
(trang 1-1)
Nguyễn Bích Ngọc & Phạm Thu Trang & Đặng Thị Minh Nguyệt
Bản điện tử: | DOI:
Tóm tắt
Nghiên cứu sử dụng mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) và mô hình ảnh hưởng cố định (FEM) với bộ dữ liệu trong giai đoạn 2005-2019 xem xét các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh (HQKD) của các ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước chi phối. Kết quả đã chỉ ra chiều tác động của các biến lên ROAA và ROEA là như nhau; quy mô ngân hàng (BASZ) tác động nghịch chiều lên hiệu quả sinh lời trên tổng tài sản (ROAA) và hiệu quả sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROEA); năng suất lao động (PROD) tác động cùng chiều lên ROAA và ROEA; tỷ lệ nợ xấu tác động nghịch chiều đến ROAA và ROEA. Kết quả cũng chỉ ra huy động vốn trên vốn chủ sở hữu (CAEQ) tác động thuận chiều lên ROEA; Và không tìm thấy mối liên hệ giữa tỷ lệ lạm phát với ROAA và ROEA.
Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số thị trường chứng khoán ASEAN bằng kỹ thuật ước lượng trung bình nhóm gộp
(trang 1-1)
Nguyễn Văn Quý & Bùi Đỗ Phúc Quyên
Bản điện tử: | DOI:
Tóm tắt
Nghiên cứu này xem xét phản ứng của thị trường chứng khoán 6 nước Đông Nam Á (ASEAN) gồm Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Singapore, Philippines và Việt Nam đến yếu tố kinh tế vĩ mô trong dài hạn và ngắn hạn. Dữ liệu nghiên cứu của các yếu tố kinh tế vĩ mô và chỉ số thị trường chứng khoán các nước Đông Nam Á được thu thập theo quý giai đoạn 2001 - 2019. Bốn yếu tố kinh tế vĩ mô nội địa gồm tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất cùng yếu tố vĩ mô toàn cầu là chỉ số chứng khoán thế giới của MSCI được sử dụng để giải thích sự biến động của chỉ số thị trường chứng khoán. Áp dụng ước lượng PMG dành cho dữ liệu bảng để phân tích tác động dài hạn, điều chỉnh ngắn hạn, cũng như phản ứng của chỉ số thị trường chứng khoán từng nước với các yếu tố kinh tế vĩ mô. Kết quả cho thấy lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát cũng có ảnh hưởng đáng kể đến thị trường chứng khoán trong dài hạn, trong khi tăng trưởng kinh tế thì không đáng kể. Trong ngắn hạn, các yếu tố vĩ mô cũng có những ảnh hưởng nhất định đến thị trường chứng khoán, ngoại trừ tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, yếu tố chỉ số chứng khoán toàn cầu cũng có ý nghĩa đáng kể đến thị trường chứng khoán các nước ASEAN được nghiên cứu trong ngắn và dài hạn.
Vai trò của chính quyền số tới tính minh bạch và kiểm soát tham nhũng của chính quyền cấp tỉnh tại Việt Nam.
(trang 1-1)
Đồng Mạnh Cường & Lê Quốc Hội & Vũ Văn hưởng
Bản điện tử: | DOI:
Tóm tắt
Nghiên cứu này đánh giá tác động và tính hiệu quả của chính quyền số tới sự minh bạch cũng như kiểm soát tham nhũng trong chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tại Việt Nam bằng sử dụng mô hình GMM (Generalized Method of Moments) với dữ liệu thứ cấp từ năm 2010 đến 2019. Kết quả phân tích cho thấy việc triển khai chính quyền số thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến tại Việt Nam giúp làm tăng sự minh bạch của chính quyền đối với người dân nhưng không làm tăng sự minh bạch đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chính quyền số chưa giúp cải thiện vấn đề kiểm soát tham nhũng trong khu vực công. Từ những kết quả nêu trên, nghiên cứu đưa một số gợi ý chính sách trong việc cải thiện hiệu quả chính quyền số bao gồm: (1) Tiếp tục nâng cao chất lượng chính quyền số hướng tới người dân; (2) Cải thiện sự minh bạch của chính quyền đối với doanh nghiệp; (3) Minh bạch hóa quá trình ra quyết định của chính quyền thông qua chính quyền số giúp giảm thiểu tham nhũng trong khu vực công.
Chất lượng thể chế, tăng trưởng kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài, tiêu thụ năng lượng tái tạo và phát thải CO2 ở Việt Nam
(trang 1-1)
Nguyễn Thị Cẩm Vân
Bản điện tử: | DOI:
Tóm tắt
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp tiếp cận mô hình phân phối trễ tự hồi quy ARDL để phân tích tác động của chất lượng thể chế, tiêu thụ năng lượng tái tạo, tăng trưởng kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát thải CO2 ở Việt Nam trong giai đoạn 1996-2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong dài hạn, hiệu quả của chính phủ, kiểm soát tham nhũng, tăng trưởng kinh tế và tiêu thụ năng lượng tái tạo làm giảm phát thải CO2, trong khi đầu tư trực tiếp nước ngoài và đặc biệt là gia tăng dân số làm gia tăng nhanh chóng lượng khí thải CO2. Trong ngắn hạn, sự gia tăng mức tiêu thụ năng lượng tái tạo, tăng trưởng dân số và những cải thiện về thể chế làm giảm lượng khí thải CO2. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài làm tăng phát thải CO2. Nghiên cứu này xác nhận giả thuyết “nơi trú ẩn ô nhiễm” đối với Việt Nam. Dựa trên các kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao chất lượng môi trường ở Việt Nam trong thời gian tới.
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ứng dụng đặt thức ăn trực tuyến của khách hàng tại TP. Hồ Chí Minh.
(trang 1-1)
Lưu Đặng Gia Hân & Phạm Hùng Cường
Bản điện tử: | DOI:
Tóm tắt
Bài viết đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định lựa chọn ứng dụng đặt thức ăn trực tuyến của khách hàng tại TP. Hồ Chí Minh. Kết quả khảo sát 190 người dân sử dụng ứng dụng đặt thức ăn trực tuyến cho thấy, có 6 nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn ứng dụng đặt thức ăn trực tuyến của khách hàng tại TP. Hồ Chí Minh, đó là: Nhận thức sự hữu ích; Nhận thức tính dễ sử dụng; Ảnh hưởng của xã hội; Các điều kiện thuận lợi; Nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm dịch vụ; Nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến. Từ đó, nhóm tác giả đưa ra một số đề xuất, kiến nghị đối với các DN kinh doanh ứng dụng đặt thức ăn trực tuyến trong việc nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
Tác động của quản trị rủi ro đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam.
(trang 1-1)
Nguyễn Thanh Hải
Bản điện tử: | DOI:
Tóm tắt
Bài viết tập trung nghiên cứu các tác động của quản trị rủi ro (QTRR) đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả nghiên cứu định lượng trên mẫu điều tra 206 doanh nghiệp cho thấy hoạt động QTRR có tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; và hiệu quả tích cực này càng rõ nét, tỷ lệ thuận với thời gian triển khai hoạt động này trong doanh nghiệp. Mặt khác, vai trò của hoạt động QTRR cũng có sự khác biệt tùy theo quy mô doanh nghiệp. Cụ thể, doanh nghiệp có quy mô lao động càng lớn thì tác động tích cực của QTRR đến kết quả kinh doanh càng cao; tuy nhiên đối với các doanh nghiệp có quy mô doanh thu càng cao, thì tác động tích cực lại không rõ ràng. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động QTRR, góp phần nâng cao kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
Tác động của vốn tri thức đến đổi mới sáng tạo và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam
(trang 1-1)
Lê Anh Hưng & Nguyễn Anh Tuấn & Nguyễn Hoàng Việt & Trương Đức Thao
Bản điện tử: | DOI:
Tóm tắt
Nghiên cứu này được tiến hành dựa trên kết quả khảo sát 458 doanh nghiệp ở Việt Nam, trong đó có 161 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, 124 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, và 173 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ. Kết quả ước lượng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) cho thấy, thành phần “Vốn con người” và “Vốn tổ chức” chiếm ưu thế cao hơn so với “Vốn xã hội” tác đến hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp và cùng có tác động thuận chiều. Hoạt động đổi mới sáng tạo có tác động tích cực tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp, trong đó tác động mạnh nhất và có tính chất quyết định là “đổi mới sáng tạo quy trình”, tiếp đó là “đổi mới sáng tạo tổ chức”, thứ ba là “đổi mới sáng tạo marketing” và thấp nhất là “đổi mới sáng tạo sản phẩm”.
Tác động của vốn tâm lý tích cực đến hiệu quả công việc thông qua vai trò trung gian của sự hài lòng trong công việc của nhân viên kinh doanh ở doanh nghiệp bất động sản tại Thành phố Hồ Chí Minh.
(trang 1-1)
Đỗ Quốc Cường & Hà Nam Khánh Giao & Bùi Nhất Vương
Bản điện tử: | DOI:
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu này là để khám phá ra ảnh hưởng của vốn tâm lý tích cực đến hiệu quả công việc thông qua vai trò trung gian của sự hài lòng trong công việc. Dữ liệu được thu thập từ 317 nhân viên kinh doanh bất động sản tại TP. HCM. Kết quả từ mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất một phần (PLS-SEM) chỉ ra rằng tính thích nghi, sự tự tin, sự hi vọng và sự lạc quan đã ảnh hưởng và có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả công việc. Bên cạnh đó, nghiên cứu này đã đề xuất cách tiếp cận mới để dự đoán hiệu quả công việc thông qua vai trò trung gian của sự hài lòng trong công việc. Cụ thể, các biến sự hi vọng và sự lạc quan chỉ tác động gián tiếp đến hiệu quả công việc; sự tự tin và tính thích nghi đã tác động trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quả công việc. Cuối cùng, nghiên cứu cũng đã đề xuất một số hàm ý quản trị để nâng cao vốn tâm lý tích cực, từ đó hiệu quả công việc của nhân viên sẽ được cải thiện.
Tác động của các biện pháp phi thuế quan đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam
(trang 1-1)
Nguyễn Thị Thu Hiền
Bản điện tử: | DOI:
Tóm tắt
Nghiên cứu ước tính tác động của các biện pháp phi thuế quan (NTM) đến xuất khẩu (XK) cà phê của Việt Nam thông qua phân tích hồi quy bằng phương pháp PPML với mô hình trọng lực (GM). Kết quả cho thấy trong khi các biện pháp kỹ thuật (TBT) và các NTM khác cản trở thì các biện pháp kiểm dịch và vệ sinh dịch tễ (SPS) lại có tác động thúc đẩy XK cà phê. Nghiên cứu cũng cho thấy GDP bình quân của nước nhập khẩu (NK), tỷ giá hối đoái, khoảng cách địa lý và các dạng thức của Hiệp định thương mại tự do (FTA) có tác động đáng kể đến XK cà phê của Việt Nam. Bài viết đề xuất một số biện pháp để thúc đẩy XK cà phê của Việt Nam. Theo đó, ở góc độ vĩ mô Việt Nam cần tích cực tham gia hội nhập kinh tế, thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, cải cách thủ tục hành chính, phát triển hạ tầng logistic. Ở góc độ ngành và doanh nghiệp cần phát triển liên kết theo chuỗi giá trị, tăng cường kết nối sản xuất với thương mại, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng cường chế biến sâu, phát triển sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
|
|